Các khoản chi phí hàng hóa áp dụng cho, biếu, tặng… chiếm tỉ lệ nhất định của mỗi doanh nghiệp hàng năm. Kế toán phải hạch toán những khoản chi phí phát sinh không mang lại doanh thu này vào tài khoản nào. Kế toán 24h sẽ hướng dẫn chi tiết bạn đọc cách xử lý hàng hóa đăc biệt này trong bài viết dưới đây. I. NHỮNG VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN HẠCH TOÁN HÀNG HOÁ CHO BIẾU, TẶNG 1, Xuất hàng hóa cho biếu, tặng có phải xuất hóa đơn không Bộ tài chính đã ban hành những văn bản hướng dẫn và quy định đặc biệt về cách hạch toán hàng hóa cho, biếu tặng, dịch vụ tại khoản 7 điều 3 TT 26/2015/TT-BTC và quy định sử dụng hóa đơn, chứng từ với hàng hóa, cho biếu tặng, sử dụng dịch vụ khách hàng tại khoản 9 điều 3 TT 26/2015/TT-BTC. Quy định hạch hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp dùng để cho, biếu tặng đều phải lập hóa đơn 2, Giá tính thuế áp dụng khi hạch toán hàng hóa cho, biếu tặng Khoản 3 điều 7 TT219/2012/TT-TBC quy định sản phẩm hàng hóa và dịch vụ áp dụng với trường hợp mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh dùng để sản xuất hay trao đổi, biếu tặng thì giá tính thuế GTGT chính là giá tính thuế của sản phầm cùng loại trong thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Hướng dẫn hạch toán hàng hóa cho, biếu tặng với doanh nghiệp đi tặng 3, Những trường hợp hạch toán hàng hóa cho, biếu tặng cụ thể tại doanh nghiệp Hàng hóa cho biếu, tặng khách hàng và đối tác Hạch toán trong nhóm đối tượng này được quy định tại TT96/2015/TT-BTC ban hành ngày 22/06/2015. Không được quy định khống chế với khoản chi quà biếu tặng, khách hàng. Từ năm 2015 các khoản chi này không bị khống chế mà bị trừ đi dần nếu có đầy .đủ hóa đơn mà không bị khống chế định mức nữa. Trường hợp hàng hóa cho biếu tặng, nhân viên Quy định tịa công văn 9648/CT-TTHT ngày 26/10/2015 kế toán phải lập hóa đơn tính thuế GTGT như bán hàng hóa cho khách khàng,. Khoản chi này có tính chất phúc lợi nên nếu xuất trình được hóa đơn và chứng từ hợp lệ mà số chi không vượt quá 01tháng lương bình quân thực tế của ngừơi lao động thì được tính vào chi phí giảm trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNDN. Áp dụng với hóa đơn có giá trị từ 20 triệu trở lên không dùng tiền mặt. II, HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN VỚI HÀNG HÓA CHO BIẾU TẶNG 1, Áp dụng hạch toán hàng háo với bên cho, biếu tặng Nếu hàng hóa, dịch vụ được mua về tặng không ngay hạch toán như sau: Nợ TK 152,153,156,211… Nợ TK 133 Có TK 111,112,131 Bước 2: Xuất hàng cho, biếu, tặng Đối với đối tượng ngoài doanh nghiệp. Các bạn thực hiện như sau: • Ghi nhận chi phí: Nợ TK 641 (Nếu DN áp dụng theo Thông tư 200) Nợ TK 6421 (Nếu DN áp dụng theo QĐ 48) Có TK 152,153,156,211… • Doanh nghiệp phải kê khai thuế GTGT đầu ra, ghi tăng phần chênh lệch của giá vốn và giá bán của hàng cho biếu tặng. Nợ TK 641: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 511: Chênh lệch giá xuất biếu tặng lớn hơn giá vốn (nếu có) Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.(tính trên giá xuất biếu tặng) • Khấu trừ Thuế GTGT đầu vào và đầu ra Nợ TK 133 Có TK 333 Đối với cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp: Chi phí để mua hàng tặng Cán bộ, Công nhân viên được lấy từ Qũy khen thưởng, Phúc lợi. Do đó: • Ghi nhận doanh thu được trả từ Qũy khen thưởng, phúc lợi của doanh nghiệp: Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng giá thanh toán) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp. • Ghi nhận giá vốn hàng bán đối với hàng hóa dùng để biếu, tặng công nhân viên và người lao động: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có các TK 152, 153, 155, 156 Hạch toán hàng hóa cho biếu tặng vẫn tính thuế GTGT như với các loại hàng hóa cùng loại ở thời điểm phát sinh nghiệp vụ Trường hợp 1: Hạch toán hàng hóa đối với bên nhận quà cho, biếu tặng Khi hạch toán với doanh nghiệp được nhận hàng lưu ý: Tại khoản 10 điều 1 TT2016/TT-TBC quy định bên nhận hàng cho biếu tặng sẽ không phải thanh toán tiền nên không có chứng từ thanh toán vì vậy không được khấu trừ thuế GTGT với hóa đơn này. Nếu hàng hóa được tặng là hàng nội địa: Nợ TK 156, 242 … Có TK 711 TH2: Nếu hàng được cho, biếu tặng là hàng nhập phi mậu dịch, không mang tính thương mại thì hạch toán như sau • Khi nhận hàng hóa, kế toán ghi nhận trị giá lô hàng: Nợ TK 152, 156, 211, 642: Nguyên vật liệu, hàng hóa, chi phí Có TK 711 : Theo giá tính thuế của Hải quan • Nếu có chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu: Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112: Tiền mặt, TGNH • Nếu có chứng từ nộp thuế nhập khẩu: Nợ TK 3333: Thuế XNK Có TK 111, 112: Tiền mặt, TGNH • Kết chuyển thuế nhập khẩu vào chi phí, nếu đã ghi nhận giá trị hàng cho biếu tặng theo giá thị trường, giá Hải quan Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 3333: Thuế XNK Khi hạch toán hàng hóa cho biếu tặng xong phải ghi nhận và hoàn thiện lại sổ sách chứng từ. Bên nhận hàng hóa không có hóa đơn, không có chứng từ TT nên sẽ không được khấu trừ thuế GTGT với hàng biếu tặng. Lưu ý: Khi hạch toán hàng hóa cho tặng, biếu nhận đối với doanh nghiệp được nhận quà thì phải có các chứng từ sau: Biên bản giao nhận tài sản, hàng hóa chứng từ Hóa đơn GTGT Hóa đơn vận chuyển hàng hóa ghi nhận ( nếu có) Hồ sơ gốc tài sản, hàng hóa Những giấy tờ chứng thực quyền sở hữu tài sản nếu có.